[2025] Bot là gì? Phân loại và cách thức hoạt động

Bot là công cụ được ứng dụng phổ biến trong quy trình vận hành, quản lý hạ tầng mạng của doanh nghiệp. Vậy bot là gì và có cách thức hoạt động như thế nào? Doanh nghiệp nên làm gì để ngăn chặn các bot độc hại? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp một cách đầy đủ và chi tiết nhé.

Bot là gì?

Bot là ứng dụng phần mềm được lập trình sẵn nhằm thực hiện một số nhiệm vụ nhất định. Bot có thể bắt chước, mô phỏng hành vi của con người. Ngoài ra, bot còn có khả năng thực hiện thao tác hoàn toàn tự động mà không cần đến tác động từ người dùng. Chính vì vậy, bot thường được sử dụng để hoàn thành tự động những công việc mang tính lặp đi lặp lại nhiều lần, nhằm mục đích tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.

Phân loại Bot

Căn cứ theo nhu cầu và mục đích sử dụng, có thể chia bot thành hai loại chính: Good bots (bot tốt) và Malicious bots (bot độc hại).

Bot tốt

Đây là loại bot được dùng để phục vụ cho hoạt động của người dùng. Bằng cách ứng dụng Good bots, doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy mô hoạt động, cải thiện khả năng tương tác, trải nghiệm của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đồng thời, doanh nghiệp không cần phải tốn kém quá nhiều nguồn lực trong việc vận hành, duy trì hệ thống, mà vẫn tối ưu tài nguyên hiện có và thu thập được nhiều dữ liệu quan trọng, phục vụ cho quá trình phân tích và giám sát dữ liệu.

Các loại Bot tốt bao gồm:

– Chatbots: Tích hợp tính năng mô phỏng cuộc trò chuyện của con người bằng cách sử dụng công nghệ AI và Machine Learning, từ đó đưa ra phản hồi truy vấn thay cho đội ngũ hỗ trợ khách hàng.

– Web crawlers: Web crawlers là loại bot của công cụ tìm kiếm, có nhiệm vụ truy cập, lập chỉ mục trang web trên internet. 

– Scrapers: Scrapers còn được biết đến là trình trích xuất dữ liệu trang web, có nhiệm vụ thu thập dữ liệu và tải xuống những nội dung liên quan.

– Shopping bots: Được dùng để quét giá sản phẩm trên nhiều trang web khác nhau, giúp khách hàng nắm rõ giá thành của sản phẩm và lựa chọn được mức giá phù hợp nhất.

– Monitoring bots: Monitoring bots có thể rà soát, theo dõi hệ thống để tìm ra lỗ hổng bảo mật và phần mềm độc hại. Doanh nghiệp nên sử dụng loại bot này trong việc giám sát, phân tích dữ liệu và lưu lượng truy cập web của người dùng, nhằm đảm bảo hệ thống được vận hành liên tục và ngăn chặn các rủi ro về an ninh mạng. 

– Transaction bots: Transaction bots có nhiệm vụ đảm bảo tính hợp lệ khi khách hành thực hiện thanh toán trên các sàn thương mại điện tử. Bot giao dịch tích hợp cơ chế bảo mật mạnh mẽ, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ rò rỉ dữ liệu tài chính của người dùng.

Bot độc hại

Bot độc hại có khả năng gây gián đoạn cho hoạt động của hệ thống, khiến dữ liệu nội bộ bị rò rỉ ra bên ngoài, từ đó dẫn đến thiệt hại về tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của doanh nghiệp. Bot độc hại gồm có các loại dưới đây:

– Download bots: Được lập trình để kích hoạt tải xuống tự động các phần mềm và ứng dụng. 

– Spambots: Gửi thư rác hàng loạt đến tài khoản của người dùng, lôi kéo người dùng nhấp vào một trang web đã bị tấn công hoặc tải xuống tệp tin có chứa mã độc/virus.

– Ticketing bots: Quét các trang web để mua được vé với mức giá hời nhất, sau đó bán lại cho người khác với mức giá cao hơn để kiếm thêm lợi nhuận. 

– DDoS bots: DDoS là loại bot tấn công từ chối dịch vụ, được dùng để gửi một lượng lớn lưu lượng truy cập giả mạo, khiến cho máy chủ hoặc mạng máy tính bị quá tải.

– Fraud bots: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để bắt chước hoạt động của con người, nhằm mục đích thực hiện các hành vi gian lận trong quảng cáo. 

– File-sharing bots: Lưu lại dữ liệu trên các ứng dụng hoặc công cụ tìm kiếm, sau đó đề xuất người dùng truy cập vào các trang web, liên kết độc hại.

– Social media bots: Loại bot này thường được dùng để tạo ra các tài khoản giả mạo, lượt theo dõi giả, bình luận giả,… từ đó lan truyền những thông tin sai lệch trên mạng xã hội. 

– Botnet: Bao gồm nhiều bot độc hại liên kết với nhau, thực hiện các tác vụ yêu cầu công suất điện toán và dung lượng bộ nhớ rất lớn. 

Cách thức hoạt động của Bot

Bot được tạo từ một nhóm thuật toán cụ thể. Sau khi được kích hoạt, các bot có thể giao tiếp với nhau hoặc với con người. Khi làm việc trên môi trường mạng, bot sẽ tương tác với một thiết bị sử dụng Internet (Internet Relay Chat – IRC). 

Bot có thể hoạt động liên tục để thực hiện những tác vụ đã được lập trình từ trước, mà không cần con người phải can thiệp thủ công. Hiện nay, hơn một nửa lượng truy cập trên internet đều là bot tương tác với trang web và người dùng, thực hiện tìm kiếm nội dung, thu thập dữ liệu,…

Doanh nghiệp có thể ngăn chặn hoạt động của bot độc hại như thế nào?

Để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm bot độc hại, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp an ninh mạng như:

– Cài đặt phần mềm bảo mật, chống mã độc.

– Cài đặt trình quản lý bot.

– Sử dụng tường lửa.

– Thiết lập mật khẩu mạnh.

– Cập nhật phần mềm…

Lựa chọn nhà cung cấp giải pháp bảo mật uy tín và chất lượng có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro tấn công và đánh cắp dữ liệu, qua đó đảm bảo hiệu suất hoạt động của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

Đừng ngần ngại liên hệ bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ hoặc phòng kinh doanh để tư vấn nhé.

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Hotline : 0938.227.199

Zalo: 0938.227.199

Telegram: @ehostvn

Website: ehost.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/ehostvietnam/

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luận