Mã nguồn mở (open source) là nền tảng quan trọng được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực lập trình phần mềm, thiết kế hay quản trị website. Vậy mã nguồn mở là gì? Ưu điểm và hạn chế như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu những kiến thức cơ bản về mã nguồn mở cũng như lợi ích mà nó đem lại trong thời đại số ngày nay.
Mã nguồn mở là gì?
Mã nguồn mở là loại phần mềm có mã nguồn được công khai, cung cấp miễn phí, cho phép người dùng truy cập, tải xuống, tùy chỉnh và phát triển các tính năng theo nhu cầu. Thuật ngữ “mở” đề cập đến tính pháp lý, đồng nghĩa với việc mã nguồn mở có thể được sử dụng cho các mục đích thương mại. Với mã nguồn mở, người dùng có thể tích hợp hệ thống, bổ sung và cải tiến những ứng dụng này thành những sản phẩm tốt hơn, phù hợp.
Một số ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở phổ biến hiện nay có thể kể đến Java, Perl, Python,… Hệ điều hành Linux, Ubuntu hay hệ thống quản trị máy chủ web (web server) Apache Tomcat, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, PostgreSQL,… cũng được phát triển dựa trên mã nguồn mở.
Với tính năng vượt trội, dễ dàng tùy chỉnh và cải tiến, mã nguồn mở đã được ứng dụng rộng rãi để phát triển các dịch vụ điện toán đám mây. Nổi bật trong số đó không thể không kể đến nền tảng điện toán đám mây mã nguồn mở OpenStack. Đây là nền tảng cung cấp một tập hợp các dịch vụ phần mềm cho phép doanh nghiệp xây dựng, triển khai, lưu trữ và quản lý môi trường điện toán đám mây (Cloud computing), bao gồm cả môi trường công cộng (Public cloud) và riêng tư (Private cloud).
Hiện nay, EHOST đã phát triển các dịch vụ đám mây hiệu quả dựa trên nền tảng OpenStack, trong đó dịch vụ máy chủ ảo Cloud Server với khả năng đáp ứng siêu nhanh, hiệu năng cao, bảo mật tốt mang đến những lợi ích vượt trội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Viettel Cloud Server hỗ trợ xây dựng, giám sát và quản trị hạ tầng công nghệ thông tin, khởi tạo nhiều máy chủ ảo một cách dễ dàng và nhanh chóng, linh hoạt mở rộng tài nguyên theo nhu cầu của doanh nghiệp. Dịch vụ được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng mạng.

Ưu điểm và hạn chế của mã nguồn mở
Mã nguồn mở với những ưu điểm vượt trội luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà phát triển phần mềm, song vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Dưới đây là tổng hợp những ưu điểm và hạn chế của mã nguồn mở:
Ưu điểm
– Sử dụng miễn phí: Mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí cho cả mục đích cá nhân và thương mại, cho phép người dùng tùy biến chức năng mà không cần trả phí bản quyền.
– Quản lý linh hoạt: Dễ dàng tùy chỉnh, cấu hình phần mềm hoặc tích hợp với các công cụ khác đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng.
– Khả năng phát triển: Với thiết kế “mở”, mã nguồn mở tạo điều kiện cho người dùng cải tiến và phát triển các tính năng mới, thúc đẩy sự tiến bộ của phần mềm.
– Tính bảo mật và an ninh cao: Dù là phần mềm miễn phí nhưng mã nguồn mở có khả năng bảo mật và an ninh rất cao. Bởi mã nguồn mở được phát triển và giám sát bởi cộng đồng chuyên gia có chuyên môn cao. Khi xảy ra bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào, các chuyên gia sẽ nhanh chóng khắc phục, đảm bảo môi trường an toàn nhất cho người dùng.
– Ổn định dài hạn: Mã nguồn mở được cung cấp công khai nên các doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng và hỗ trợ phần mềm ngay cả khi các nhà phát triển ban đầu ngừng bảo trì phần mềm. Ngoài ra, vòng đời của phần mềm mã nguồn mở có xu hướng dài hơn vì không bị ràng buộc bởi lợi ích thương mại của một công ty duy nhất. Tính ổn định này đảm bảo các công ty có thể sử dụng phần mềm trong một thời gian dài mà không phải lo lắng về những thay đổi đột ngột như bản quyền hay ngừng cung cấp.
Hạn chế
– Vấn đề về tốc độ và hiệu suất: Mã nguồn mở có thể làm website chậm và nặng hơn do chứa nhiều mã không cần thiết. Điều này dẫn đến thời gian tải lâu hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất chung của website và trải nghiệm của người dùng.
– Hỗ trợ hạn chế: Không giống như phần mềm độc quyền, mã nguồn mở được phát triển bởi người dùng trên toàn cầu, nên việc hỗ trợ thường không nhanh chóng và nhất quán. Điều này khiến người dùng gặp khó khăn trong việc khắc phục lỗi, nâng cấp chức năng vì không có đội ngũ hỗ trợ thích hợp.
– Thiếu tính độc quyền: Các nền tảng nguồn mở thường cung cấp chủ đề hoặc mẫu có sẵn, dẫn đến việc nhiều website có thiết kế giống nhau. Điều này làm giảm sự độc đáo của doanh nghiệp, vốn là yếu tố cần thiết để nổi bật trên thị trường cạnh tranh.
– Giới hạn trong kinh doanh: Đối với các hoạt động kinh doanh phức tạp yêu cầu các tính năng cụ thể, tích hợp hoặc bảo mật nâng cao, mã nguồn mở có thể không đáp ứng tốt.
Lợi ích của mã nguồn mở

Các mã nguồn mở phổ biến
Sử dụng mã nguồn mở mang đến những lợi ích đáng kể như sau:
Tiết kiệm chi phí
Hầu hết các phần mềm mã nguồn mở được phát hành miễn phí hoặc mức giá rất thấp, giúp giảm áp lực tài chính cho người dùng, đặc biệt phù hợp với cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Dễ dàng tùy chỉnh và cấu hình cho phù hợp với nhu cầu sử dụng
Mã nguồn mở cho phép người dùng dễ dàng thay đổi và cấu hình mã nguồn để đáp ứng nhu cầu sử dụng cụ thể.
Tạo môi trường sáng tạo cho lập trình viên
Mã nguồn mở cho phép cộng đồng tự do phát triển và cải tiến phần mềm, tạo ra những tính năng đột phá, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hỗ trợ các dự án dài hạn
Mã nguồn mở được xây dựng trên nguyên tắc tối ưu để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Chính vì vậy, mã nguồn mở sẽ duy trì vận hành một cách ổn định so với các phần mềm mã nguồn đóng, phục vụ các dự án dài hạn của doanh nghiệp một cách liên tục mà không phát sinh các sự cố bất ngờ.
Các ứng dụng của mã nguồn mở phổ biến hiện nay
Mã nguồn mở không chỉ giới hạn ở các công nghệ phần mềm mà còn mở rộng sang các nền tảng, ứng dụng cho phép người dùng sử dụng miễn phí. Những ứng dụng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành công nghệ thông tin, đồng thời, là “mỏ vàng” cho các ông lớn công nghệ như Google, Microsoft. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của mã nguồn mở trong thực tế hiện nay:
Hệ điều hành Linux
Năm 1991, hệ điều hành Linux được xây dựng dựa trên nền tảng mã nguồn mở chính thức ra đời, mang đến một lựa chọn hoàn toàn mới cho các nhà phát triển phần mềm, giúp ngành công nghệ giải quyết được bài toán về vấn đề bản quyền. Linux cung cấp toàn bộ tính năng đặc biệt cho các hoạt động thương mại mà không cần trả phí bản quyền. Thay vì phải trả phí để mua bộ ứng dụng Microsoft Office, người dùng có thể sử dụng OpenOffice của Linux hoàn toàn miễn phí.
Ngôn ngữ lập trình PHP, Java
Hai ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được sử dụng phổ biến hiện nay là Java và PHP. Với cấu trúc đơn giản, hoàn toàn miễn phí, không giới hạn chức năng, thư viện tài liệu chất lượng, Java và PHP là sự lựa chọn hàng đầu của các lập trình viên.
WordPress
WordPress là công cụ tạo lập và quản lý website miễn phí với đầy đủ các ưu điểm của một phần mềm mã nguồn mở như: dễ sử dụng, khả năng bảo mật tốt, quản lý linh hoạt, hoạt động ổn định,…
Phần mềm GIMP thay thế Adobe Photoshop
Phần mềm GIMP được xem như phiên bản “dupe” của Adobe Photoshop. Tuy nhiên, GIMP là nền tảng mã nguồn mở, được cung cấp miễn phí với đầy đủ các tính năng cơ bản của một phần mềm thiết kế.
Tổng kết
Các phần mềm mã nguồn mở đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ hiện đại. Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang ngày một tiến bộ, mã nguồn mở được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, mở ra môi trường sáng tạo cho các nhà cung cấp dịch vụ, phần mềm, kỹ sư công nghệ, lập trình viên,…
Đừng ngần ngại liên hệ bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ hoặc phòng kinh doanh để tư vấn nhé.
Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Hotline : 0938.227.199
Zalo: 0938.227.199
Telegram: @ehostvn
Website: ehost.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/ehostvietnam/