[2025] Quy tắc sao lưu dữ liệu 3-2-1 là gì? Cách triển khai


Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, tội phạm an ninh mạng có thể lợi dụng kẽ hở bảo mật để xâm nhập và đánh cắp dữ liệu của doanh nghiệp. Vì vậy, sao lưu dữ liệu là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Trong bài viết này, cùng nhau tìm hiểu về quy tắc sao lưu dữ liệu 3-2-1 giúp ngăn chặn nguy cơ rò rỉ, đánh cắp thông tin liên quan đến nội bộ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy tắc sao lưu dữ liệu 3-2-1 là gì?

Quy tắc sao lưu dữ liệu 3-2-1 (3-2-1 backup rule) là một quy tắc lưu trữ thông tin được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với quy tắc này, doanh nghiệp cần lưu giữ ít nhất 3 bản sao về dữ liệu, sử dụng 2 phương tiện lưu trữ khác nhau và có 1 bản sao được đặt tại vị trí bên ngoài văn phòng làm việc.

– Có ít nhất 3 bản sao riêng biệt về dữ liệu:

Hãy chuẩn bị 1 bản sao lưu dữ liệu gốc về sản phẩm (production data) và 2 bản sao lưu dự phòng. Các bản sao này phải chứa cùng một phiên bản của dữ liệu. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đảm bảo dữ liệu luôn được khôi phục kịp thời ngay khi phát sinh sự cố.

– Lưu giữ bản sao trên 2 thiết bị độc lập với nhau:

Thay vì lưu tất cả dữ liệu trên cùng một thiết bị, bạn nên lưu 1 bản sao tại máy chủ tệp (file server), bản còn lại sẽ được lưu trên ổ đĩa flash (flash drive) không được gắn vào máy chủ. Như vậy, bạn sẽ tránh được rủi ro bị mất toàn bộ dữ liệu khi máy chủ bị lỗi/không thể truy cập.

Ngoài những thiết bị trên, bạn cũng có thể lưu bản sao tại ổ băng từ (tape drive), bộ lưu trữ gắn vào thiết bị mạng (Network Attached Storage – NAS) hoặc sử dụng đám mây để sao lưu.

– Lưu trữ 1 bản sao bên ngoài nơi làm việc:

Bản sao lưu này cần được đặt ở vị trí riêng biệt, cách xa dữ liệu gốc để ngăn ngừa nguy cơ rò rỉ/mất hoàn toàn dữ liệu khi gặp sự cố. Nếu có 2 bản sao đã được lưu trữ tại văn phòng, bạn nên cân nhắc lưu 1 bản sao về dữ liệu tại địa điểm khác, như trung tâm lưu trữ dữ liệu điện toán đám mây.

Tại sao cần sao lưu dữ liệu theo nguyên tắc 3-2-1?

Áp dụng quy tắc sao lưu 3-2-1 có thể giúp doanh nghiệp bảo vệ và khôi phục dữ liệu trong hầu hết mọi tình huống như: Lỗi truy cập từ người dùng, hệ thống dữ liệu bị tấn công bởi các phần mềm gián điệp/tống tiền, sự cố thiên tai,…

– Người dùng thường xuyên truy cập và thao tác trên những dữ liệu quan trọng. Nếu doanh nghiệp chỉ có một bản sao lưu duy nhất, khi phát sinh lỗi người dùng, những dữ liệu này có nguy cơ bị mất toàn bộ, rất khó để khôi phục. Quy tắc 3-2-1 có thể giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng trên bằng cách lưu giữ một bản sao không được truy cập thường xuyên.

– Khi hệ thống cơ sở dữ liệu bị tấn công bởi phần mềm/mã độc tống tiền (ransomware), kẻ gian sẽ tiến hành mã hóa thông tin khiến doanh nghiệp không thể truy cập hay lấy lại dữ liệu ban đầu. Vậy nên, sao lưu dữ liệu là điều vô cùng cần thiết. Bằng cách áp dụng quy tắc 3-2-1, doanh nghiệp luôn có ít nhất một bản sao được lưu trữ ở nơi khác, qua đó ngăn ngừa được sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

– Việc lưu trữ toàn bộ thông tin ở cùng một thiết bị, một vị trí sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn. Trong tình huống xấu nhất như hỏa hoạn, lũ lụt,… bạn có thể mất toàn bộ dữ liệu gốc và không thể khôi phục được. Hãy sao lưu dữ liệu theo nguyên tắc 3-2-1 để không rơi vào trường hợp nêu trên.

Mở rộng quy tắc sao lưu dữ liệu 3-2-1-#-#

Để tăng cường bảo mật dữ liệu, nhiều doanh nghiệp còn mở rộng quy tắc 3-2-1-#-#. Trong đó, quy tắc 3-2-1-1-0 được áp dụng rất phổ biến. Doanh nghiệp không chỉ lưu trữ ít nhất 3 bản sao dữ liệu, sử dụng 2 loại phương tiện lưu trữ khác nhau và có 1 bản sao được đặt ở vị trí ngoài văn phòng, mà còn phải chuẩn bị 1 bản sao bất biến (immutable) hay air-gapped. Số “0” trong quy tắc này mang ý nghĩa giải pháp khôi phục dữ liệu không được có bất kỳ lỗi nào.

Để tạo bản sao air-gapped, người dùng cần lưu dữ liệu trên đĩa, NAS hoặc Tape có thể tháo rời, được ngắt kết nối với địa điểm sản xuất. Những bản sao lưu này có tác dụng ngăn chặn cuộc tấn công ransomware và rất dễ khôi phục khi gặp phải sự cố.

Ngoài quy tắc mở rộng 3-2-1-#-#, bạn cũng có thể lựa chọn nguyên tắc sao lưu dữ liệu 4-3-2. Theo đó, bạn cần lưu trữ 4 bản sao tại 3 vị trí khác nhau, 2 trong số những bản sao này phải được đặt bên ngoài văn phòng làm việc. Đồng thời, bạn phải sử dụng 2 mạng (network) riêng biệt, cách ly với mạng sản xuất (production network) trong trường hợp có tin tặc xâm nhập vào hệ thống.

Sử dụng đám mây để sao lưu dữ liệu theo quy tắc 3-2-1

Sao lưu dữ liệu trên đám mây là giải pháp tối ưu được nhiều người dùng lựa chọn. Bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí mà vẫn có thể mã hóa thông tin hiệu quả, đồng thời linh hoạt trong việc truy cập dữ liệu trên mọi thiết bị.

Để hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình sao lưu, bảo mật dữ liệu, hãy tham khảo ngay DỊCH VỤ SAO LƯU DỮ LIỆU – CLOUD BACKUP

Tổng kết

Bằng cách vận dụng quy tắc sao lưu dữ liệu 3-2-1, doanh nghiệp có thể tăng cường bảo mật thông tin và giảm thiểu tối đa nguy cơ rủi ro trên không gian mạng. Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ sao lưu uy tín, đáng tin cậy là bước đầu tiên để doanh nghiệp xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu một cách an toàn, hiệu quả.

Đừng ngần ngại liên hệ bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ hoặc phòng kinh doanh để tư vấn nhé.

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Hotline : 0938.227.199

Zalo: 0938.227.199

Telegram: @ehostvn

Website: ehost.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/ehostvietnam/

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luận