[2025] So sánh NOC và SOC (Network and Security Operation Center

NOC và SOC đều là những trung tâm điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Vậy điểm khác biệt của hai trung tâm điều hành này là gì? Khi nào doanh nghiệp cần đến NOC và SOC? Hãy cùng nhau tìm kiếm câu trả lời chi tiết thông qua bài viết sau đây!

NOC là gì? SOC là gì?

NOC (Network Operations Center) là trung tâm điều hành hệ thống mạng, đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc giữ hệ thống mạng luôn hoạt động trơn tru, ổn định. NOC thường quy tụ đội ngũ chuyên gia IT hàng đầu, đảm bảo quá trình vận hành doanh nghiệp luôn được duy trì, không bị gián đoạn cũng như khắc phục kịp thời những sự cố có thể xảy bất ngờ. 

Trong khi đó, SOC (Security Operations Center) là trung tâm điều hành an ninh, nơi chịu trách nhiệm giám sát và phân tích tình trạng bảo mật của doanh nghiệp một cách liên tục. Nhiệm vụ chính của đội ngũ SOC là phát hiện, phân tích, ứng phó với các sự cố an ninh mạng thông qua việc kết hợp những giải pháp công nghệ cùng quy trình chặt chẽ, đảm bảo rằng vấn đề an ninh luôn được xử lý nhanh chóng ngay khi được phát hiện.

Sự khác biệt giữa NOC và SOC

Mặc dù cả NOC và SOC đều nắm vai trò then chốt trong quá trình hoạt động của hệ thống doanh nghiệp, tuy nhiên, mỗi trung tâm lại có những chức năng đặc thù riêng biệt, cụ thể:

Tiêu chíNOC (Network Operations Center)SOC (Security Operations Center)
Chức năng chínhTập trung vào giám sát, quản lý, duy trì hoạt động của hệ thống mạng, đảm bảo rằng mạng luôn hoạt động hiệu quả, không bị gián đoạn và xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật liên quan đến hiệu suất mạng. Tập trung vào bảo mật thông tin, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa an ninh mạng, giám sát các hoạt động mạng để phát hiện tấn công tiềm ẩn, phân tích sự cố bảo mật và triển khai các biện pháp phòng thủ kịp thời.
Đối tượng giám sátGiám sát toàn bộ hệ thống mạng, bao gồm phần cứng, phần mềm và lưu lượng dữ liệu.Giám sát các mối đe dọa an ninh mạng cụ thể như tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), mã độc, xâm nhập trái phép vào hệ thống,…
Cách thức hoạt độngThực hiện giám sát liên tục với mục tiêu duy trì hiệu suất tối ưu của mạng.Thực hiện quy trình phân tích chuyên sâu để phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa an ninh. 

Khi nào cần NOC, SOC?

Nhu cầu cụ thể và thời điểm thích hợp là 2 yếu tố doanh nghiệp cần xem xét trước khi quyết định triển khai NOC và SOC. 

Với những doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng mạng phức tạp, sở hữu nhiều thiết bị, ứng dụng cần được giám sát liên tục, NOC là một lựa chọn lý tưởng. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp yêu cầu thời gian hoạt động (uptime) cao cho các dịch vụ, NOC sẽ đảm bảo khả năng phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời. Nhờ vậy, thời gian gián đoạn được giảm thiểu tối đa, mang lại trải nghiệm người dùng ở mức ổn định nhất.

Trong khi đó, SOC sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp yêu cầu cao về vấn đề tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an ninh. SOC cung cấp khả năng phát hiện và ứng phó hiệu quả trước các mối đe dọa nên rất thích hợp với những doanh nghiệp thường xuyên xử lý dữ liệu nhạy cảm. Đồng thời, SOC còn đóng vai trò chủ chốt trong quá trình bảo vệ thông tin dữ liệu của máy chủ trước các cuộc tấn công mạng bất ngờ.

Nhìn chung, cả NOC và SOC đều là những trung tâm quản lý và bảo vệ hạ tầng CNTT quan trọng. Do đó, quyết định lựa chọn một trong hai, hoặc cả hai cần dựa trên nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Tổng kết

Nhận thức rõ ràng về sự khác biệt của NOC và SOC để chọn được giải pháp phù hợp là một trong những bước quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành và bảo mật hệ thống thông tin.

Đừng ngần ngại liên hệ bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ hoặc phòng kinh doanh để tư vấn nhé.

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Hotline : 0938.227.199

Zalo: 0938.227.199

Telegram: @ehostvn

Website: ehost.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/ehostvietnam/

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luận