Mạng LAN (mạng cục bộ) là hệ thống mạng máy tính cho phép người dùng truy cập và chia sẻ tài nguyên trong một khu vực nhất định. Hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vai trò, các thành phần cơ bản của mạng LAN, cũng như biết cách phân biệt mạng cục bộ với những mô hình kết nối mạng khác nhé.
Mạng LAN là gì?
Mạng LAN, hay Local Area Network là hệ thống mạng máy tính nội bộ, cho phép kết nối các thiết bị và chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trong không gian hẹp như trường học, văn phòng, nhà riêng,… Kết nối trong mạng LAN thường được thiết lập thông qua Wi-Fi hoặc cáp mạng, với phạm vi không vượt quá 100 mét.
Các thành phần cơ bản của hệ thống mạng LAN
Mạng LAN bao gồm các thành phần cơ bản sau:
– Máy trạm (workstation): Thiết bị máy tính được kết nối vào Local Area Network để truy cập tài nguyên, giao tiếp với các thiết bị khác trong hệ thống mạng.
– Cáp mạng: Bao gồm nhiều loại như cáp quang, Ethernet, cáp đồng trục,… dùng để kết nối với các thiết bị trong hệ thống mạng.
– Driver, card giao tiếp mạng: Card giao tiếp mạng, hay Network Interface Card (NIC) là phần cứng được cài đặt trên máy tính để kết nối với mạng LAN. Driver là phần mềm dùng để quản lý, điều khiển NIC.
– Bộ định tuyến (router): Kết nối mạng cục bộ với những mạng khác, có thể điều khiển lưu lượng mạng.
– Bộ chuyển mạch (switch): Kết nối hệ thống máy tính và thiết bị trong mạng LAN để trao đổi, chuyển tiếp dữ liệu.
– Phần mềm hệ điều hành mạng: Các phần mềm hệ điều hành như Windows, Linux,… được cài đặt trên server để quản lý người dùng và dịch vụ lưu trữ dữ liệu.
Các loại mạng LAN
Kiến trúc mạng LAN bao gồm các loại dưới đây:
– Peer-to-peer (mạng ngang hàng): Mạng LAN được kết nối trực tiếp với hai thiết bị bằng cáp Ethernet. Các thiết bị này có quyền truy cập và chia sẻ dữ liệu một cách bình đẳng.
– Client-server (mạng khách – chủ): Bộ chuyển mạch LAN kết nối với những thiết bị trong hệ thống mạng và chỉ đạo các luồng giao tiếp giữa các thiết bị này.
– Cloud-managed: Kiến trúc mạng LAN sử dụng đám mây để giám sát lưu lượng truy cập, cung cấp mạng đến các thiết bị, cũng như đảm bảo về hiệu suất hoạt động của hệ thống và độ bảo mật trên môi trường mạng.
– Ethernet: Đây là loại kiến trúc mạng LAN được sử dụng phổ biến. Ethernet có thể chỉ định tốc độ mạng, cơ chế MAC, bộ điều khiển giao diện mạng.
– Token ring: Sử dụng token để kiểm soát quyền truy cập mạng và hoạt động ở tốc độ 100 Mbps.
– Asynchronous Transfer Mode (ATM): Kiến trúc mạng chuyển mạch sử dụng các octet (điện toán) để truyền tải dữ liệu.
Vai trò của mạng LAN
Thiết lập mạng cục bộ là quy trình mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi xây dựng và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin. Duy trì và đảm bảo hệ thống mạng ổn định sẽ giúp việc truy cập tài nguyên, chia sẻ thông tin diễn ra nhanh chóng và không bị gián đoạn. Qua đó, doanh nghiệp có thể cải thiện và nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí đầu tư vào các thiết bị mạng.
Hệ thống mạng LAN tích hợp khả năng sao lưu và quản lý dữ liệu trên một máy chủ trung tâm, cho phép người dùng khôi phục dữ liệu khi cần thiết. Bằng cách sử dụng mạng LAN, doanh nghiệp có thể bảo mật dữ liệu an toàn trước các cuộc tấn công mạng, thông qua cơ chế mã hóa, thiết lập mật khẩu, phân quyền truy cập.
Ngoài ra, hệ thống mạng nội bộ còn cho phép tích hợp thêm ứng dụng, dịch vụ (email, video hội nghị,…) vào hạ tầng mạng, giúp tăng cường khả năng kết nối và giao tiếp trong mạng lưới doanh nghiệp. Với mạng LAN, quá trình giám sát, điều khiển thiết bị mạng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như giao diện quản lý đồ họa, phần mềm quản lý mạng để theo dõi, kiểm tra hạ tầng và lưu lượng truy cập mạng.

So sánh mạng LAN, mạng MAN và WAN
Mạng LAN, WAN và MAN đều sử dụng giao thức TCP/IP, được dùng vào mục đích kết nối, truyền tải dữ liệu giữa thiết bị máy tính và các nguồn tài nguyên khác. Cả ba mô hình này đều yêu cầu có hệ thống quản lý, theo dõi quá trình kết nối mạng và tích hợp khả năng sử dụng nhiều loại cấu trúc liên kết khác nhau.
Tuy nhiên, giữa mạng LAN, MAN và WAN cũng có nhiều điểm khác biệt rõ rệt. Doanh nghiệp cần nắm rõ điều này để lựa chọn hệ thống mạng phù hợp với quy mô, mục đích và hoạt động kinh doanh.
Tiêu chí so sánh | LAN (Mạng cục bộ) | MAN (Mạng đô thị) | WAN(Mạng diện rộng) |
Phạm vi kết nối | Không gian nhỏ (văn phòng, trường học,…) | Không gian trung bình (đô thị, thành phố) | Không gian lớn (quốc gia hoặc trên toàn cầu) |
Tính năng | Chia sẻ thông tin và tài nguyên, đáp ứng nhu cầu giao tiếp nội bộ. | Kết nối các đô thị, thành phố hoặc các khu vực lớn hơn. | Kết nối giữa nhiều thành phố, quốc gia hoặc lục địa. |
Băng thông | Lớn | Trung bình | Thấp |
Tốc độ truyền tải | Cao | Cao | Thấp |
Chi phí vận hành | Thấp | Cao | Cao |
Hình thức kết nối | Sử dụng cáp hoặc kết nối không dây (Wi-Fi) . | Sử dụng cáp hoặc Wi-Fi. | Sử dụng cáp, Wi-Fi hoặc kết nối quang. |
Bảo mật và quản lý mạng | Đơn giản, dễ thực hiện. | Phức tạp, nhiều yêu cầu nghiêm ngặt. | Phức tạp, nhiều yêu cầu nghiêm ngặt. |

Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại có thể giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nguồn lực triển khai và vận hành hệ thống, đồng thời thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để bảo mật dữ liệu, tài nguyên trên môi trường mạng, ngăn chặn sự truy cập trái phép và đánh cắp dữ liệu người dùng, doanh nghiệp cần áp dụng những giải pháp an ninh phù hợp.
Đừng ngần ngại liên hệ bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ hoặc phòng kinh doanh để tư vấn nhé.
Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
- Hotline : 0938.227.199
- Zalo: 0938.227.199
- Telegram: @ehostvn
- Website: ehost.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/ehostvietnam/