[2025] 8 Loại tấn công giả mạo (Phishing attack) cực kỳ nguy hiểm

Trong thời đại số ngày nay, khi internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, các mối đe dọa an ninh mạng cũng ngày càng gia tăng. Trong đó, tấn công giả mạo (phishing attack) đã nổi lên như một hình thức lừa đảo trực tuyến nguy hiểm nhất, nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài chính của người dùng. Kẻ tấn công thường giả danh các thực thể uy tín để lừa người dùng chia sẻ thông tin nhạy cảm thông qua các email hoặc tin nhắn giả mạo. Chính vì vậy, việc nhận thức và cảnh giác với phishing attack là vô cùng quan trọng để bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân trên môi trường trực tuyến.

Vậy các loại tấn công giả mạo phổ biến nhất hiện nay là gì? Làm cách nào để nhận diện phishing attack khi sử dụng Internet? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết 8 loại phishing attack nguy hiểm nhất hiện nay cũng như các phương thức ngăn chặn hiệu quả.

Phishing qua email (Email phishing)

Email phishing là hình thức lừa đảo thông qua email, được xem là phương pháp tấn công trực tuyến nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay. Email phishing không chỉ gây ra những thiệt hại nặng nề về tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cá nhân, doanh nghiệp.

Hacker thường giả danh tổ chức uy tín như ngân hàng, công ty cung cấp dịch vụ để gửi email yêu cầu người dùng cung cấp những thông tin nhạy cảm, tài khoản các nhân, số thẻ tín dụng hoặc truy cập vào một liên kết đính kèm có chứa mã độc.

Để ngăn chặn mọi hành vi lừa đảo qua email, người dùng cần thận trọng với các email gửi đến, phải xác minh danh tính của người gửi, tuyệt đối không làm theo các yêu cầu trong email và không truy cập vào các liên kết đáng ngờ.

Hiện nay, tin tặc thường sử dụng nhiều loại tấn công qua email khác nhau để nhắm vào các đối tượng mục tiêu cụ thể, trong đó phổ biến nhất là các loại dưới đây:

Email giả mạo thông báo doanh nghiệp overload data và yêu cầu người dùng cập nhật

Các email này thường giả mạo doanh nghiệp yêu cầu người dùng cập nhật thông tin tài khoản hoặc bảo mật bằng cách truy cập vào liên kết đính kèm trong email. Các liên kết này thường dẫn đến website giả mạo hoặc tệp có chứa mã độc.

Email giả mạo đơn hàng

Email giả mạo đặt hàng được thiết kế giống các email đơn hàng thông thường, yêu cầu người dùng thanh toán đơn hàng khiến người dùng dễ dàng mở mà không nghi ngờ.

Email giả mạo hóa đơn

Tương tự như email giả mạo đơn hàng, phishing email hóa đơn được ngụy tạo giống các email thông báo thanh toán hóa đơn, thường đính kèm file PDF/Word hoặc liên kết độc hại. Khi người dùng nhấp vào, phần mềm độc hại sẽ xâm nhập vào thiết bị, cho phép tin tặc truy cập vào hệ thống và đánh cắp thông tin cá nhân.

Email giả mạo thanh toán Paypal

Paypal là ví điện tử tiện lợi với hơn 200 triệu người dùng trên toàn cầu. Chính vì vậy, tin tặc thường giả mạo Paypal để gửi các email lừa đảo đánh vào tâm lý của người dùng với nội dung “tài khoản của bạn đang gặp sự cố, vui lòng nhấp vào đường link để khắc phục”.

Email giả mạo Google Docs

Đây là một hình thức phishing email mới nhưng rất nguy hiểm. Các email này thường mạo danh người quen, yêu cầu nhấp vào liên kết đính kèm để xem tài liệu nhưng thực chất lại dẫn đến một trang web giả mạo giống Gmail. Khi người dùng đăng nhập, hackers sẽ truy cập vào tài khoản và đánh cắp thông tin.

Spear Phishing

Spear phishing cũng là một phương pháp tấn công mạng thông qua email hoặc tin nhắn điện tử khác. Tuy nhiên, hình thức này khác với email phishing ở chỗ đối tượng mục tiêu của nó là các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể đã được nghiên cứu từ trước.

Các hackers sẽ tiến hành thu thập thông tin chi tiết về đối tượng, từ nhân khẩu học đến bạn bè, người quen, cuộc sống thường ngày,… Chính vì vậy, thông tin trong email mạo danh thường rất chính xác và đáng tin cậy, khiến người nhận không nghi ngờ và dễ dàng làm theo các yêu cầu.

Các email giả mạo này thường chứa liên kết hoặc tệp đính kèm độc hại, dẫn đến trang web giả mạo để lừa nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân hoặc cài đặt phần mềm độc hại xâm nhập vào thiết bị của nạn nhân nhằm đánh cắp thông tin.

Hình thức phishing này được thực hiện vô cùng tinh vi, khiến nó trở nên nguy hiểm hơn các loại phishing thông thường khác. Thế giới đã ghi nhận nhiều cuộc spear phishing “chấn động” vào các doanh nghiệp, tổ chức. Điển hình vào năm 2016, một ngân hàng tại Bangladesh đã bị các tin tặc tấn công bằng hình thức Spear phishing và đánh cắp hơn 81 triệu USD. Kẻ tấn công tiến hành các cuộc lừa đảo nhân viên thông qua email cá nhân hóa và thực hiện cuộc tấn công lừa đảo chuyển tiền một cách dễ dàng.

Để phòng chống và bảo vệ an toàn thông tin cho chính bản thân, người dùng mạng cần lưu ý cách nhận biết spear phishing như sau:

– Email giả mạo được gửi từ địa chỉ lạ hoặc quen thuộc nhưng có lỗi đánh máy hoặc tráo đổi các ký tự chữ, số.

– Nội dung email mang tính nguy cấp, thường yêu cầu truy cập vào liên kết/file đính kèm hoặc cung cấp thông tin cá nhân.

– Nội dung email không logic, mang tính đe dọa hoặc hứa hẹn mang lại lợi ích nếu thực hiện theo yêu cầu.

Whaling (săn bắt cá voi)

Whaling là một kỹ thuật lừa đảo nhắm vào những người có vị trí cao (C-Levels) trong doanh nghiệp, tổ chức, hoặc các chính trị gia, người có ảnh hưởng tới công chúng. Khác với các cuộc tấn công lừa đảo thông thường, whaling được thiết kế tinh vi và nhắm vào mục tiêu cụ thể để đánh cắp tài liệu mật hoặc dữ liệu quan trọng mang lại giá trị cao.

Những kẻ đứng sau cuộc “săn bắt cá voi” có thể dùng những tài liệu này để bán hoặc đe dọa đòi tiền chuộc. Whaling bắt đầu bằng một email mạo danh nhỏ nhưng hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng.

Trước khi thực hiện cuộc tấn công whaling, tin tặc sẽ thu thập thông tin chi tiết về đối tượng và lập kế hoạch lừa đảo rất tỉ mỉ bởi mục tiêu của chúng không phải là người dùng mạng thông thường, mà là những cá nhân có ảnh hưởng lớn.

Các cuộc tấn công săn bắt cá voi thường bắt đầu bằng một email hoặc tin nhắn được soạn thảo cẩn thận dưới danh nghĩa là nhân viên trong công ty, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước hoặc những người thân cận với đối tượng. Nội dung email thường liên quan đến nhiệm vụ khẩn cấp, vấn đề hợp tác kinh doanh, khiếu nại pháp lý, trong đó đính kèm các liên kết độc hại được ngụy trang một cách đáng tin cậy.

Khi đối tượng “mắc bẫy”, tin tặc dễ dàng đánh cắp thông tin cá nhân và sử dụng cho các mục đích xấu gây nguy hiểm cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Điều này có thể dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể, vi phạm dữ liệu hoặc thậm chí là tổn hại đến uy tín của tổ chức.

Vishing

Vishing là hình thức lừa đảo bằng giọng nói, trong đó tin tặc sẽ mạo danh những người có thẩm quyền hoặc người quen để thao túng nạn nhân thực hiện theo yêu cầu. Loại tấn công giả mạo này hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam, nhắm tới đối tượng ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Phần lớn các cuộc lừa đảo vishing thành công do hackers đã khai thác được điểm yếu tâm lý của nạn nhân, từ đó tạo niềm tin và dễ dàng thực hiện ý đồ.

Lừa đảo qua giọng nói có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và kịch bản khác nhau. Tin tặc thường tạo ra các tình huống cấp bách, nguy hiểm gây sợ hãi để thuyết phục nạn nhân chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân, quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân.

Một số kịch bản tấn công vishing đang được sử dụng phổ biến cần lưu ý như sau:

– Mạo danh nhân viên ngân hàng: Những kẻ tấn công giả danh nhân viên ngân hàng, cảnh báo tài khoản có hoạt động đáng ngờ và yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu hoặc mã đăng nhập để xác minh tài khoản.

– Mạo danh cơ quan thẩm quyền, lực lượng chức năng: Tin tặc tạo ra các tình huống pháp lý giả như vi phạm giao thông hoặc nợ thuế khiến nạn nhân sợ hãi, sau đó yêu cầu họ cung cấp thông tin cá nhân và chuyển tiền phạt để tránh bị xử lý pháp luật.

Smishing

Smishing là hình thức phishing liên quan đến việc sử dụng tin nhắn văn bản hoặc SMS để thao túng nạn nhân tiết lộ thông tin cá nhân hoặc tải xuống phần mềm độc hại nhằm đánh cắp dữ liệu.

Tương tự như email phishing, tin tặc sẽ mạo danh các tổ chức uy tín và gửi tin nhắn khẩn cấp dụ nạn nhân truy cập vào liên kết được dẫn đến một trang web giả mạo. Tin tặc sau đó sẽ thu thập thông tin nạn nhân cung cấp qua trang web này.

Angler Phishing

Angler phishing là một hình thức tấn công giả mạo tương đối mới, thu hút người dùng chia sẻ và truy cập vào các liên kết độc hại thông qua phương tiện truyền thông mạng xã hội như Facebook, X, Linkedin.

Kẻ tấn công tạo tài khoản giả mạo trên mạng xã hội để giả làm đại diện dịch vụ, nhóm hỗ trợ, hoặc giám đốc của các tổ chức, doanh nghiệp nổi tiếng. Chúng tiếp cận khách hàng bằng tin nhắn liên quan đến các vấn đề khẩn cấp như bảo mật tài khoản, hỗ trợ giải quyết sự cố hoặc ưu đãi đặc biệt. Tin nhắn này chứa liên kết dẫn đến trang web giả mạo để lừa khách hàng nhập thông tin cá nhân. Kẻ tấn công sau đó sẽ đánh cắp thông tin và sử dụng cho mục đích xấu.

CEO phishing

CEO phishing gần giống với whaling, đều nhắm vào những người có vị trí quan trọng trong tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, kẻ tấn công CEO phishing sẽ mạo danh những cá nhân này để lừa nhân viên, đối tác hay người quen, yêu cầu họ chuyển tiền hoặc gửi thông tin mật. Chúng có thể kết hợp lừa đảo qua email hoặc gọi điện để tăng khả năng thành công.

Phishing qua Công cụ Tìm kiếm (Search Engine Phishing)

Đây là một trong những hình thức tấn công giả mạo mới nhất, trong đó tin tặc tạo ra các website giả và thao túng kết quả tìm kiếm để hướng người dùng đến các trang web này. Tin tặc sẽ sử dụng kỹ thuật SEO để tăng thứ hạng trang web giả trên công cụ tìm kiếm, khiến người dùng dễ dàng truy cập khi tìm kiếm bất kỳ dịch vụ hay sản phẩm nào theo nhu cầu. Từ đó, họ có thể bị lừa đăng nhập để đánh cắp thông tin.

Tổng kết

Trong thời đại số, tấn công giả mạo là một mối đe dọa không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc hiểu rõ các loại tấn công giả mạo sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao cảnh giác và áp dụng biện pháp phòng chống hiệu quả để giảm thiểu rủi ro. Ngoài việc sử dụng các phương pháp truyền thống như lọc thư spam, lọc DNS hay đào tạo nhận thức về phishing attack, doanh nghiệp cũng cần triển khai những giải pháp an ninh mạng tiên tiến để ngăn chặn các cuộc tấn công giả mạo ngày càng tinh vi.

Đừng ngần ngại liên hệ bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ hoặc phòng kinh doanh để tư vấn nhé.

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Hotline : 0938.227.199

Zalo: 0938.227.199

Telegram: @ehostvn

Website: ehost.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/ehostvietnam/

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luận