[2025] Virus máy tính là gì? Cách bảo vệ máy tính tránh khỏi virus


Đứng trong kỷ nguyên của Internet và thiết bị số, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, song song với sự tiện lợi là các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt là virus máy tính. Hiện nay, virus máy tính càng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn. Chúng có thể gây ra những hiểm họa khôn lường, từ mất dữ liệu quan trọng đến việc đánh cắp thông tin cá nhân. Trong bài viết này,chúng ta sẽ cùng nhau hiểu rõ về virus máy tính, cách chúng hoạt động, và quan trọng hơn, cung cấp những biện pháp thiết yếu để bảo vệ máy tính của bạn khỏi những mối đe dọa này.

Virus máy tính là gì?

Virus máy tính là các đoạn mã, phần mềm độc hại, được sinh ra để tự nhúng vào, sao chép và lây lan trong hệ thống máy tính của bạn mà không được phép. Mục đích của virus máy tính là xâm nhập và gây hại cho hệ thống máy tính như đánh cắp dữ liệu, hủy dữ liệu, nặc danh, tống tiền,… Vì có cách hoạt động tương tự như virus sinh học, chúng được đặt tên là “virus máy tính” và thường được gọi ngắn gọn là virus.

Ban đầu, virus máy tính được tạo ra với mục đích nghiên cứu và giải trí. Điển hình như virus Elk Cloner năm 1982 được lan truyền trên các máy tính Apple II chỉ để hiển thị một bài thơ khi khởi động máy tính. Tuy nhiên, theo thời gian, mục đích này đã biến tướng xấu đi. Hiện nay, virus thường được sử dụng để phá hoại hệ thống, đánh cắp thông tin, tống tiền (Ransomware), hoặc tạo mạng lưới máy tính bị kiểm soát (Botnet) cho các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Sự phát triển này đã biến virus từ một công cụ nghiên cứu thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng toàn cầu.

Virus máy tính đầu tiên là “WinVer 1.4” xuất hiện trên Windows, vào năm 1992. Dù chủ yếu là thử nghiệm và không gây nhiều thiệt hại, nó đã mở đường cho các virus phức tạp hơn trong tương lai, đặc biệt khi Windows trở nên phổ biến toàn cầu.

Các loại virus máy tính phổ biến hiện nay

1. Virus lây nhiễm tập tin (File Infector Virus)

Loại virus này nhắm vào các tệp thực thi như .exe hoặc .com. Ví dụ về virus máy tính này phải kể đến:

– Virus Cascade (1987) gây ra hiệu ứng chữ rơi trên màn hình.

– Virus Sobig (2003) kết hợp tính năng worm và trojan, gây thiệt hại ước tính 37,1 tỷ USD.

2. Virus Boot Sector

Virus Boot Sector tấn công khu vực khởi động của ổ đĩa. Điển hình như Virus Michelangelo (1991) kích hoạt vào 6/3 hàng năm, có khả năng xóa dữ liệu trên ổ cứng bị nhiễm.

3. Macro Virus

Loại virus máy tính này lây qua các tệp tài liệu văn phòng. Ví dụ như:

– Virus Melissa (1999) lây lan qua email, gây thiệt hại khoảng 80 triệu USD.

– W97M/Marker (2000) ảnh hưởng đến tài liệu Microsoft Word.

4. Virus Resident (Virus cư trú)

Đúng như tên gọi, loại virus này tồn tại trong bộ nhớ máy tính và có khả năng lây qua mạng. Kinh điển nhất là Virus CMOS xuất hiện vào đầu 1990s đã tấn công BIOS và Virus Sality xuất hiện vào năm 2003.

5. Polymorphic Virus (Virus biến hình)

Loại virus này có khả năng thay đổi mã để tránh phát hiện, tương tự như hành động ngụy trang và biến hình. Virus Marburg xuất hiện năm 1998 là một trong những virus polymorphic đầu tiên.

6. Multipartite Virus (Virus đa thành phần)

Multipartite Virus tấn công cả tập tin và khu vực boot. Virus Ghostball xuất hiện năm 1989 là một trong những multipartite virus đầu tiên.

7. Direct Action Virus

Không như virus resident, loại virus này không cư trú trong bộ nhớ và có khả năng hoạt động ngay khi tệp bị chạy. Vienna Virus (1988) là một ví dụ điển hình. Chúng lây nhiễm vào các tệp .COM gây nhiều nguy hại cho người dùng.

8. Ransomware (Mã độc tống tiền)

Ransomware là virus rất nổi tiếng trong thời gian gần đây. Loại virus này có khả năng mã hóa dữ liệu với mục đích đòi tiền chuộc. Các cuộc tấn công lớn nhất có thể kể đến:

– WannaCry (2017) ảnh hưởng đến hơn 200,000 máy tính tại 150 quốc gia.

– CryptoLocker (2013) thu về khoảng 3 triệu USD tiền chuộc.

9. Worm (Sâu máy tính)

Tương tự như loài sâu, Worm có khả năng tự nhân bản và lây lan qua mạng. Tiêu biểu là:

– ILOVEYOU (2000) lây nhiễm hơn 50 triệu máy tính, gây thiệt hại 5,5-8,7 tỷ USD.

– Morris Worm (1988) là một trong những worm đầu tiên, ảnh hưởng đến 6,000 máy tính.

10. Trojan Horse (Trojan)

Ẩn mình dưới dạng phần mềm hợp pháp. Virus máy tính này thường tồn tại trong các tệp tin tải về trên mạng, đặc biệt là khi khách hàng có nhu cầu tải về các tệp tin crack, jabback. Một trong các vụ Trojan Horse nổi tiếng bao gồm:

– Zeus (2007) đánh cắp thông tin ngân hàng, ảnh hưởng đến hàng triệu máy tính.

– Emotet (2014) bắt đầu như trojan ngân hàng và phát triển thành botnet phức tạp.

Các loại virus này ngày càng biến chuyển phức tạp, gây ra những thiệt hại ngày càng lớn về kinh tế và an ninh mạng toàn cầu.

Các hình thức lây nhiễm của virus máy tính

Virus máy tính, những kẻ xâm nhập vô hình trong thế giới số, có nhiều con đường tinh vi để xâm nhập vào hệ thống công nghệ thông tin. Chúng thường lợi dụng sự bất cẩn của người dùng hoặc khai thác những lỗ hổng bảo mật trong hệ thống để thực hiện các mục đích xấu. Hãy cùng khám phá những hình thức lây nhiễm phổ biến nhất của loại mã độc này.

Trước hết, email và internet là những cánh cổng rộng mở cho virus xâm nhập. Virus có thể ẩn mình trong các tệp đính kèm email, liên kết độc hại, hay thậm chí là những quảng cáo trực tuyến (malvertising) có vẻ vô hại. Khi người dùng mở những tệp này hoặc truy cập các trang web không an toàn, họ vô tình mở cửa cho virus. Đáng chú ý, mạng xã hội cũng đã trở thành một môi trường màu mỡ cho virus máy tính phát tán thông qua các liên kết và tệp đa phương tiện được chia sẻ rộng rãi.

Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm lậu, công cụ bẻ khóa, hay tham gia vào các mạng chia sẻ ngang hàng (P2P) cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus rất cao. Những nguồn không chính thống này thường là nơi ẩn náu của các loại virus và mã độc nguy hiểm. Ngoài ra, các thiết bị lưu trữ ngoài như USB hay ổ cứng di động cũng có thể là vật chủ trung gian, mang virus từ máy tính này sang máy tính khác.

Cuối cùng, không thể bỏ qua các lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành và phần mềm. Virus thường khai thác những điểm yếu này thông qua các bộ khai thác lỗ hổng (Exploit Kits) tinh vi. Đặc biệt, những hệ thống không được cập nhật thường xuyên là mục tiêu dễ dàng cho các cuộc tấn công này. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luôn giữ cho hệ thống và phần mềm được cập nhật với các bản vá bảo mật mới nhất.

Cách bảo vệ máy tính tránh khỏi virus xâm nhập

Để tránh rủi ro lây nhiễm virus, người dùng cần:

– Thận trọng khi mở email và tệp đính kèm từ nguồn không xác định.

– Tránh tải phần mềm từ các nguồn không đáng tin cậy.

– Cập nhật thường xuyên hệ điều hành và phần mềm.

– Sử dụng phần mềm diệt virus uy tín và cập nhật thường xuyên.

– Thận trọng khi sử dụng mạng xã hội và chia sẻ thông tin.

Tuy nhiên, đây là những lưu ý phổ biến và cơ bản. Không may thay, virus máy tính càng ngày càng phức tạp và khó lường. Chúng liên tục “tiến hóa” và lợi dụng mọi lỗ hổng sử dụng của người dùng, do đó, việc chuẩn bị sẵn các giải pháp bảo mật giúp kiểm soát và đề phòng khi tham gia mạng là vô cùng quan trọng.

Đừng ngần ngại liên hệ bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ hoặc phòng kinh doanh để tư vấn nhé.

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Hotline : 0938.227.199

Zalo: 0938.227.199

Telegram: @ehostvn

Website: ehost.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/ehostvietnam/

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luận